Khí nén là một loại năng lượng tạo ra áp lực được dùng để thay thế các loại năng lượng khác. Khí nén được cấu thành từ không khí thiên nhiên sạch hoặc sử dụng các phương pháp hóa học tạo ra và nén ở áp suất 3000 hoặc 3600psi. Khí nén được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong dân dụng, công nghiệp và y tế… Để sử dụng được khí nén ta cần những thiết bị đi cùng như bình tích khí, bình tích áp, máy nén khí….
Sơ đồ hệ thống nén khí
Giới thiệu về hệ thống khí nén
Hệ thống khí nén là một hệ thống tạo ra năng lượng từ khí thiên nhiên và tích trữ năng lượng đó để sử dụng khi cần thiết cụ thể năng lượng được nén lại và đưa vào dạng bình chứa để sau đó bổ sung cho những hoạt động về sau. Thiết bị lưu trữ thường thấy là bình tích khí, máy nén khí…
1. Các dạng chuyền động sử dụng khí nén
+ Chuyền động thẳng: đây là dạng chuyền động ưu thế của hệ thống khí nén bởi nó kết cấu đơn giản và linh hoạt dễ sử dụng cho người dùng.
+ Chuyền động quay: là một dạng hệ thống yêu cầu tốc độ truyền động rất cao, công suất không lớn sẽ gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so với các dạng truyền động sử dụng các năng lượng khác.
2. Cách tính toán công suất cho hệ thống khí nén
Trong một hệ thống khí nén bất kì luôn có một thiết bị đầu vào được sử dụng để nén khí gọi là máy nén khí. Thông thường người ta sử dụng máy nén khí trục vít cho hệ thống khí nén công nghiệp. Đây là dòng máy nén khí có lưu lượng lớn từ 1 m3 – 100 m3/phút. Dải áp lực thông thường từ 7 bar – 13 bar. Trong đó máy nén khí có dầu được dùng hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất còn máy nén khí không dầu chủ yếu dùng trong bệnh viện, thí nghiệm, thực phẩm, dược phẩm, sản xuất vi mạch, phòng sạch…
Lựa chọn công suất cho hệ thống khí nén chính là lựa chọn công suất của máy nén khí. Theo kinh nghiệm để lựa chọn được công suất máy nén khí phù hợp cho toàn hệ thống thì ta phải tính toán được tổng lưu lượng các thiết bị sử dụng khí nén x 1.2 ( hệ số dự phòng tổn thất áp lực, dò rỉ ) kết hợp với áp lực cao nhất mà thiết bị sử dụng cần để tính toán chọn ra máy nén khí cần sử dụng.
Máy nén khí
Các vấn đề liên quan đến khí nén
– Về vận chuyển: Khí nén có thể vận chuyển dễ dàng trong các đường ống, với một khoảng cách nhất định. Các đường ống dẫn về không cần thiết vì khí nén sau khi sử dụng sẽ được cho thoát ra ngoài môi trường sau khi đã thực hiện xong công tác.
– Về lưu trữ: Khí nén có thể được lưu trữ trong các bình chứa để cung cấp khi cần thiết như các bình chứa khí trong máy nén khí, bình tích khí…
– Về nhiệt độ: Khí nén ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tuy nghiên khuyến cáo sử dụng giới hạn trong môi trường từ 0 – 99ºC.
– Về phòng chống cháy nổ: Khí nén không phải chất gây cháy, nên không mất chi phí cho việc phòng chống cháy. Về phòng chống nổ thì hãy sử dụng đúng với công suất nén hoặc chứa của thiết bị lưu trữ. VD đối với bình chứa khi của máy nén khí thì có thể chứa được áp lực 8 – 12kg/cm3 (8 – 12bar) còn đối với bình tích áp, ví dụ như bình tích áp Varem thì chứa được 8 – 16bar.
– Ảnh hưởng đối với môi trường: Khí được nén qua các thiết bị đều được lọc các bụi bẩn, tạp chất hay nước trước khi đưa vào bình chứa. Vì vậy có thể nói khí nén là khí sạch, không một nguy cơ nào ảnh hưởng đến môi trường hoặc ảnh hưởng đến công việc yêu cầu cao về tính sạch sẽ. Tính chất này rất quan trọng trong các ngành công nghiệp đặc biệt như: thực phẩm, vải sợi, lâm sản và thuộc da.
– Về cấu tạo thiết bị: Tùy loại thiết bị sử dụng mà có cấu tạo khác nhau. Ví dụ máy nén khí thì sử dụng pít-tông để nén khí nhưng hệ thống khí nén thì lại có cấu tạo khác.
– Về vận tốc: Khí sau khi được nén lại vẫn ở thể khí và có lưu tốc lớn cho phép đạt được tốc độ cao (vận tốc làm việc trong các xy – lanh thường từ 1 – 2 m/s).
– Các nguy cơ khi quá tải: Các công cụ và các thiết bị nén khí đều có rơ-le tự ngắt khi đạt đến áp suất định sẵn. Vì vậy nguy cơ khi quá tải thường khí sảy ra.
Bình luận (1)
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.